Vải cotton là gì? Các loại vải cotton thông dụng hiện nay

Xưởng Sản Xuất Quần Áo Thể Thao

Vải cotton là gì? Các loại vải cotton thông dụng hiện nay

Tháng hai 25, 2020 Kiến Thức Ngành Vải 0

Vải cotton là loại vải rất thông dụng trong ngành may mặc hiện nay, vải cotton rất phổ biến bởi sự thoải mái vì chất liệu tự nhiên của nó. Với nhu cầu sử dụng chất liệu cotton ngày càng nhiều, người ta đã nghiên cứu và tạo nên nhiều loại vải cotton pha với nhiều thành phần khác nhau, chất liệu chính vẫn làm từ sợi bông. Chúng ta hãy cùng Saigo Sport tìm hiểu nhé.

Vải cotton là gì?

Vải cotton là loại vải có nguyên liệu chính từ sợi bông được lấy từ cây bông vải kết hợp với các nguyên liệu thiên nhiên khác dệt thành. Hiện nay, vải cotton chính là loại vải được sử dụng nhiều nhất trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ may mặc cho đến sản xuất chăn ga gối đệm. Vì được làm hoàn toàn từ những chất liệu tự nhiên nên những sản phẩm làm từ cotton luôn mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người sử dụng.

Nguồn gốc vải cotton

Không ai biết chính xác vải cotton xuất hiện từ khi nào. Các nhà khoa học người Mexico đã tìm thấy một vài mảnh vải cotton trong những hang động và chúng được chứng minh là ít nhất khoảng 7.000 năm tuổi. Họ cũng nhận thấy rằng chính bông giống như được trồng ở Mỹ ngày nay.

Tại thung lũng sông Idus ở Pakistan, bông đã được trồng và kéo thành sợi dệt vải cotton từ khoảng 3.000 năm Trước Công Nguyên. Cũng trong khoảng thời gian đó, những người dân bản địa ở thung lũng sông Nile của Ai Cập đã biết làm và sử dụng quần áo bằng vải cotton.

Các thương nhân Ả Rập đã mang vải cotton sang châu Âu vào 800 năm trước Công nguyên. Khi Colombus phát hiện ra Mỹ vào năm 1492, ông đã tìm thấy bông mọc ở quần đảo Bahama. Cho đến năm 1500 cotton đã được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.

Hạt giống bông được cho là đã được trồng ở Florida vào năm 1556 và ở Virginia vào năm 1607. Đến năm 1616, thực dân đã trồng bông dọc theo sông James ở Virginia.

vải cotton

Cotton được sản xuất lần đầu tiên bằng máy móc ở Anh vào năm 1730. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và phát minh ra bông gin ở Hoa Kỳ đã mở đường cho vị trí quan trọng của bông trên thế giới ngày nay.

Eli Whitney, một người gốc Massachusetts, đã bảo đảm bằng sáng chế về sản xuất vải cotton vào năm 1793, mặc dù hồ sơ văn phòng bằng sáng chế chỉ ra rằng may kéo sợi đầu tiên có thể được chế tạo bởi một thợ máy tên là Noah Homes hai năm trước khi bằng sáng chế của Whitney. Gin, viết tắt của động cơ, có thể thực hiện công việc nhanh hơn 10 lần so với bằng tay.

Gin đã có thể cung cấp số lượng lớn sợi cotton cho ngành dệt đang phát triển nhanh. Trong vòng 10 năm, giá trị của vải cotton ở Hoa Kỳ đã tăng từ 150.000 đô la lên hơn 8 triệu đô la.

Nguồn: Cotton.org

Quy trình sản xuất vải cotton

Thu hoạch xơ bông và phân loại

Cây bông thường nở hoa vào khoảng tháng 11 – 12 trong năm. Việc thu hoạch xơ bông được chia thành 3 đợt:

Thu hoạch đợt 1 khi có 5 – 6 quả bông ở gốc cây nở tung.

Thu hoạch đợt  2 sau đợt 1 từ 10 – 15 ngày, lấy bông ở tầng giữa của cây.

Đợt cuối cùng là những quả bông thành phẩm còn sót lại ở ngọn.

Sau khi thu hoạch, xơ bông sẽ được phân chia thành các loại khác nhau, để loại bỏ phần chất lượng bông kém. Sau đó đem phơi khô những phần bông chất lượng tại khu vực thoáng mát, sạch sẽ và không có tạp chất.

Tinh chế xơ bông

Sau khi phơi khô các nhà máy sẽ chuyển xơ bông về để xé xơ và làm sạch. Đây là một trong những công việc quan trọng nhất trọng quá trình sản xuất vải cotton.

Quá trình xé xơ bông diễn ra nhẹ nhàng giúp tách xơ nhưng vẫn phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng các xơ đơn.

Sau khi xé xơ bông được đưa vào lò hơi để nấu và lọc nhiều lần nhằm loại bỏ một số tạp chất như nito, pectin, các axit hữu cơ hoặc màu thiên nhiên.

nguồn gốc vải cotton

Hòa tan và kéo sợi

Xơ bông sau khi tinh chế sẽ biến thành dạng lỏng sẽ được hòa tan với 1 loại dung dịch đặc biệt tạo thành một hỗn hợp.

Hỗn hợp này được đưa vào máy kéo sợi và ép qua những lỗ nhỏ để kéo duỗi dần dần tạo thành sợi cotton.

Dệt vải cotton

Quá trình dệt vải cotton là sự kết hợp giữa các sợi ngang và sợi dọc. Trong khâu này bề mặt tấm vải sẽ được làm bóng để tăng các ưu điểm của sợi cotton như trương nở mạnh, thấm hút tốt và bắt màu nhuộm.

Tiếp theo sẽ tẩy trắng để loại bỏ màu tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình nhuộm vải.

Nhuộm vải cotton

Vải cotton sẽ được xử lý bằng các loại thuốc nhuộm và sự kết hợp với những chất khác giúp bắt màu và bền màu tối đa.

Tiếp sau đó là quá trình giặt vải nhiều lần để tách hết các hợp chất, làm mềm vải, tăng độ bền của vải cotton thành phẩm.

thuốc nhuộm vải cotton

Đặc điểm của vải cotton

  • Thoải mái dễ chịu khi sử dụng.
  • Được làm từ sợi tự nhiên, xenlulo.
  • Hấp thụ nước tốt.
  • Làm khô chậm.
  • Chống lại sự tích tụ tĩnh điện.
  • Dễ nhăn, hay bị co.
  • Có thể chịu được nhiệt, chất tẩy rửa và thuốc tẩy.
  • Có thể bị hư hại do nấm mốc.
  • Có thể bị hư hỏng do tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời.

Phân loại vải cotton

Vải Cotton Spandex

Đây là loại vải cotton có khả năng co giãn khá tốt. Thành phần chính trong vải này là sự kết hơp giữa sợi Cotton và sợi Spandex.

Đặc tính vải Cotton Spandex

Vải cotton Spandex mang trên mình những ưu điểm nổi trội như khả năng thấm hút cực kỳ tốt, độ bền màu cao, mềm mượt và có khả năng kháng khuẩn.

Ứng dụng vải Cotton Spandex

Vải thun Spandex được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực may mắc các loại trang phục như quần áo thể thao, áo thun cho việc tập luyện gym, tenis hoặc áo thun thời trang. Trên thế giới có rất nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng ứng dụng thành công chất liệu vải này vào các sản phẩm của mình mà nổi bật nhất là Lacoste Corocodile.

Vải Cotton Poly

Cotton Poly là một loại sợi tổng hợp được tạo ra từ quá trình tổng hợp sợi bông cotton nguyên chất cùng các sợi tổng hợp khác. Không phải sợi cotton poly nào cũng có cấu tạo giống nhau vì tỉ lệ pha trộn giữa cotton và polyester của từng nhà sản xuất sẽ khác nhau. Những tỉ lệ pha trộn phổ biến nhất hiện nay phải kể đến 20% cotton/80% polyester, 25% cotton/75% polyester,…

Tỉ lệ cotton càng lớn thì vải cotton poly càng mềm mại và thông thoáng.

Thành phần cấu tạo đặc trưng nhất của sợi cotton poly chính là tỉ lệ Ethylene (có nguồn gốc từ dầu mỏ) đã tạo ra những tính năng ưu việt nhất so với chất liệu cotton nguyên chất 100% như: trọng lượng nhẹ hơn, độ bền cao hơn, giá thành rẻ hơn, khả năng co giãn cực cao cũng như tuổi thọ đặc biệt bền vững với môi trường sống xung quanh.

Đặc tính vải Cotton Poly

Độ bền cao: Cấu trúc của sợi Cotton Poly rất mạnh chính điều này đã giảm diện tích tiếp xúc và ma xát với các tác nhân ngoài môi trường sống, điều này tạo cơ sở thuận lợi cho quá trình duy trì độ bên của sợi vải trong suốt thời gian sử dụng. Với đặc trưng độ co giãn cực cao, sợi cotton poly có thể chịu sự tác động của nhiều lực tác động khác nhau. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng với việc duy trì độ bền của sản phẩm trong quá trình sử dụng liên tục mỗi ngày.

Rất dễ dàng trong khâu vệ sinh: Nếu như sợi cotton gây ra khá nhiều rắc rối trong qúa trình giặt giũ thì vải cotton poly lại đơn giản hóa khâu này hơn rất nhiều. Với khả năng chống nhăn và chống nhàu nát cực tốt người dùng có thể giặt chăn ga gối từ cotton poly bằng tay hoặc bằng máy đều không lo sợ ảnh hưởng đến cấu trúc tự nhiên của sợi vải.

Ứng dụng vải Cotton Poly

Với những ưu điểm tuyệt vời mà cotton poly mang lại, hiện nay chất liệu này đã được ứng dụng phổ biến trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm. Nguyên liệu cotton poly được sử dụng trong những bộ chăn ga gối cao cấp  luôn có tỉ lệ cotton rất cao để tối ưu hóa sự thông thoáng và thấm hút tuyệt đối đồng thời khắc phục tình trạng co rút và nhăn nhúm của vải cotton mỗi khi giặt.

Một trong những dòng sản phẩm ứng dụng thành công chất liệu cotton poly với hàm lượng cotton cực cao đó chính là bộ sưu tập chăn ga gối LI Impression của Lotus. Với hàm lượng cotton cao, bộ sản phẩm này đã tối ưu hóa tính năng thấm hút và cho độ hiển thị màu sắc nét nhất.

Vải Cotton Satin

Cotton Satin là thực chất là loại vải cotton truyền thống nhưng lại được dệt và định hình dệt theo kiểu satin. Vải cotton satin có mật độ các sợi cotton ít hơn vải cotton truyền thống để tạo sự thông thoáng và hút ẩm vượt trội nhất.

Đặc tính vải Cotton Satin

Đặc trưng nổi bật nhất của chất liệu satin chính là độ bóng tạo nên sức hút khó cưỡng cho bất kỳ sản phẩm nào được làm từ chất liệu này. Độ bóng của satin càng được thể hiện rõ nét trong môi trường đủ ánh sáng.

Ứng dụng vải Cotton Satin

Từ xa xưa, vải cotton satin được vua louis XIV dùng để bọc các đồ nội thất trang trí trong cung điện Versailles của mình. Lúc đầu chất liệu nàu không hề được sử dụng trong lĩnh vực may mặc. Cho đến những năm 1800, satin lần đầu được ứng dụng trong may mặc với sản phẩm đồ lót gợi cảm của nữ giới. Cho đên tận thế kỷ 21 chất liệu này mới được ứng dụng rộng rãi cho hàng may mặc.

Cotton Satin thường được sử dụng trong trang phục: áo khoác bóng chày satin, quần short thể thao, đồ lót phụ nữ, váy cưới, mũ, kính, áo ngủ, áo cánh và áo choàng buổi tối, nhưng cũng có trong quần short, áo sơ mi của nam giới. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất giày mua ba lê, giày dép thời trang hoặc các loại túi xách.

cotton satin

Vải Cotton lụa

Cotton lụa là một loại vải tổng hợp, là sản phẩm của sự kết hợp hoàn hảo giữa chất liệu cotton thiên nhiên với sợi tơ tằm thượng hạng nên đã phát huy tối đa những ưu điểm nổi bật của cả 2 chất liệu sáng giá này.

Mỗi nhà sản xuất đều có một tỉ lệ pha chế cotton và tơ tằm riêng của mình để tạo ra sợi cotton lụa chính vì thế mà tính chất các sợi vải có thể khác nhau trong đó tỉ lệ 90% cotton và 10% silk là hoàn hảo nhất.

Đặc tính vải Cotton lụa

Cotton lụa sở hữu vẻ ngoài vô cùng sáng giá: bề mặt của tấm vải cotton lụa vô cùng mềm mịn và bóng mượt, khi tiếp xúc với làn da của người dùng nó tạo ra sự thoải mái vượt trội nhất.

Một tính chất tuyệt vời ở vải cotton lụa mà không phải chất liệu nào cũng làm được chính là khả năng chống tĩnh điện vì đây không phải là chất liệu có khả năng dẫn điện tốt.

Khả năng phù hợp với mọi điều kiện thời tiết khác nhau của cotton lụa cũng được đánh giá rất cao. Nếu như mùa hè vải mang đến sự thoáng mát vượt trội thì mùa đông lại giữ nhiệt cực kỳ tốt nhưng vấn đảm bảo không hè bí bách hay khó chịu.

Ứng dụng vải Cotton lụa

Ngày nay, cotton lụa được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp thời trang, các sản phẩm trang trí đến những bộ chăn ga gối đệm chăm sóc giấc ngủ của tất cả mọi người. Bằng nhiều cách khác nhau, người ta đã tạo ra những thiết kế có tính sáng tạo nhất, vẻ ngoài bắt mắt nhất cũng bảng màu ấn tượng nhất. Khả năng làm dịu mắt của cotton lụa đã giúp các sản phẩm từ chất liệu này có thể dễ dàng sử dụng những gam màu “chói” nhất mà không gây ảnh hưởng đến thị giác người nhìn.

Vải Cotton Borip

Loại vải cotton này được dệt 100% từ sợi cotton mang lại độ co giãn lớn. Khi soi kỹ bề mặt vải cotton Borip sẽ thấy bề mặt vải được dệt theo kiểu giống chiếc áo len nên độ co giãn chính là điểm mạnh nổi trội của chẩ liệu này.

Đặc tính vải Cotton Borip

Thoạt đầu khi nhìn vào vải cotton Borip sẽ thấy xuất hiện các sọc gân hơi nhỏ giống như loại vải bo gân nhưng mỏng và mềm tay hơn. Ưu điểm của cotton Borip là mềm mại, thấm hút mồ hôi tuyệt đối cùng với hoa văn và màu sắc phong phú.

Ứng dụng vải Cotton Borip

Hiện nay vải cotton Borip được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm như bộ đồ trẻ em, đồ sơ sinh đến các bộ đồ Bodysuit.

cotton borip

Vải Cotton nhung

Cotton nhung là sự kết hợp giữa sợi cotton và sợi nhung tạo nên bề mặt mềm mịn, thoáng mát, ít nhăn, ít xù lông và khó bị phai màu.

Đặc tính vải Cotton nhung

Vải cotton nhung là khả năng thấm hút mồ hôi tốt, điều chỉnh thân nhiệt hoàn hảo và làm mát cơ thể cực kỳ nhanh trong những ngày hè nóng nực. Để tạo sự mềm dẻo cho cotton nhung các nhà sản xuất đã pha thêm sợi Spandex giúp vải co giãn tuyệt vời.

Vải Cotton Ai Cập

Đây là loại Cotton sử dụng loại sợi có chiều dài từ 38 – 44mm có nguồn gốc từ Ai Cập. Loại cotton này được coi là “vua” của các loại cotton nhờ sự mềm mại và bền bỉ tuyệt đối so với cotton thường. Đặc biệt, độ bóng tự nhiên của Cotton Ai Cập cũng tạo nên giá trị vô cùng tinh tế cho sản phẩm này.

Đặc tính vải Cotton Ai Cập

Vải cotton Ai Cập không bị co vải, không hề phai màu, các họa tiết bám màu cực chuẩn tạo ra những bộ chăn ga gối sắc nét về hình ảnh và chất lượng cao.

Vải Cotton 100%

Đây là loại cotton nguyên chất 100%. Hiện nay lĩnh vực sản xuất quần áo, chăn ga gối đệm đang ứng dụng cực phổ biến chất liệu này.

Đặc tính vải Cotton 100%

Đặc tính của vải cotton 100% là khả năng thấm hút tốt, thông thoáng và mang đến cảm giác êm ái tuyệt vời, trong quá trình sử dụng vải không hề bị xước. Tuy nhiên vải cotton 100% rất dễ bị nhàu nát sau khi giặt.

Vải Cotton 65/35

Đây là loại vải cotton tổng hợp giữa 65% sợi cotton và 35% sợi polyester.

Đặc tính vải Cotton 65/35

Cotton 65/35 thừa hưởng đầy đủ những ưu điểm thấm hút, mềm mại của vải cotton và khắc phục tình trạng vải nhăn khi giặt do có thêm thành phần polyester.

Cách nhận biết vải Cotton

Nhận biết bằng mắt thường

Vải thun chuẩn cotton

Vì làm bằng sợi bông nên khi chạm tay vào sẽ mang cảm giác mềm mịn, mát, thấm hút cực nhanh và khi vò dễ nhàu.

Vải Thun Pha

Khi vò thì sẽ không gây nhàu vải. Nhìn bóng đẹp và nhìn thớ vải đều. Cảm giác có độ bền cao.

Sử dụng phương pháp nhiệt học

Với phương pháp này, chúng ta sẽ lấy một mẫu vải cotton và mang đi đốt.

Với vải 100% cotton

Vì được tạo nên hoàn toàn tự nhiên, nên khi cháy vải sẽ bay mùi gỗ mà không có mùi nhựa. Than sẽ có màu hồng, bóp sẽ mềm mịn và bay hết

Vải pha cotton

Vải được pha PE nên khi cháy sẽ nghe thoáng có mùi nhựa mùi khét của nhựa càng nồng là vải pha Poly Nhiều. Khi cháy xong sẽ vón cục một phần và phần vón cục tỷ lệ chính là tỷ lệ pha.

phân biệt vải cotton

Phân biệt bằng độ thấm nước

Với vải 100% cotton

Vải thấm nước rất nhanh và đều cả bề mặt.

Vải pha

Được pha thêm PE nên độ thấm nước chậm, không đều bề mặt vải.

Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản

Không nên ngâm trong xà phòng quá lâu

Nếu ngâm quá lâu, màu của vải cũng như các họa tiết trên vải sẽ bị phai màu. Vì thế mà chúng ta chỉ nên ngầm vài phút, hoặc có thể giặt luôn đều được.

Phân loại trước khi giặt

Đây là một bước cần thiết và quan trọng trước khi giặt đồ. Nên để đồ màu trắng riêng các loại quần áo có màu khác. Tránh khi giặt quần áo sẽ bị phai màu vào nhau, làm hỏng trang phục của bạn.

Không sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh

Sử dụng loại bột giặt của độ PH trung tính, nếu dùng hóa chất quá mạnh sẽ làm độ bền của vải bị giảm sút. Nhanh hỏng, mục, màu quần áo dễ bị phai và loang lổ.

Phơi tại nơi thông thoáng, tránh nắng gắt

Phơi đồ ở những nơi thoáng mát để đảm bảo trang phục của bạn đạt độ bền tối đa.

Trên đây là một số thông tin về vải cotton – một loại vải được sử dụng phổ biến hiện nay. Khi mua hàng, chị em có thể biết cách nhận biết được đúng loại vải để mua hàng chuẩn với giá thành tốt nhất nhé. Hãy chọn cho mình những bộ trang phục thoải mái nhất nhé.